- Tải Nhạc Hay
- Nghệ Sĩ
- Phượng Hằng
Phượng Hằng
Tiểu sử Phượng Hằng
- Tên thật: Dương thị Phượng Hằng
- Ngày sinh: 1967
- Quốc Gia: Việt Nam
Trong cuối thập niên 80, cụ thể là từ năm 1987, sân khấu cải lương có hiện tượng nghệ sĩ ca dài hơi gây dư luận xôn xao trong nghệ sĩ và khán giả. Đó là hai nghệ sĩ Châu Thanh và Phượng Hằng đoàn cải lương Trung Hiếu với vở tuồng Vụ Án Mã Ngưu của soạn giả Đăng Minh. Vở hát Vụ án Mã Ngưu đã một thời gây cơn sốt vé ở những rạp hát mà đoàn cải lương Trung Hiếu trình diễn.
Nữ nghệ sĩ Phượng Hằng, trong vai Thục Oanh trong tuồng Vụ Án Mã Ngưu, ca với nghệ sĩ Thái Sơn trong vai Mã Ngưu khi Thục Oanh bị cưởng duyên. Phượng Hằng ca câu vọng cổ 99 chữ mới xuống chữ Hò của câu một vọng cổ.
Xin mời quí thính giả nghe nghệ sĩ Phượng Hằng ca vọng cổ dài hơi 99 chữ mà tôi vừa kể :
Minh họa câu vọng cổ dài hơi của Phượng Hằng trong tuồng Vụ Án Mã Ngưu. Thục Oanh (Phượng Hằng ca) :
“Ông ơi ! Thế lực trong tay chung quanh biết bao kẻ chực chờ để ông ban cho dịp may hầu hạ chớ có đáng chi một nhan sắc tầm thường mà ông ra tay chiếm đoạt để thiên hạ dèm pha coi thường người hảo hớn để tan nát tình yêu hai mái đầu xanh không phút rời xa đã nguyển thề bao nhiêu không bao giờ thay đổi dù cho non mòn biển cả không phai tình đầu ai nở ngăn đôi làm tội lắm ông ơi tội lắm ông ơi chỉ xin đừng chia rẻ mối duyên… đầu,….
Trăm lạy ông ngàn lạy ông xin đừng gây chi cảnh cơ cầu, … công ơn ấy như trời như biển như trọn đời tôi ghi tạc trong tim. Xin ông đừng chia rẻ mối tơ duyên để cho chúng tôi được tròn hạnh phúc, nếu xảy ra điều bất hạnh sau phút dày vò giết chết đời con gái.”
Thưa quí thính giả, nữ nghệ sĩ Phương Hằng vô vọng cổ ca dài hơi 99 chữ mới đến chữ Hò, Phượng Hằng có làn hơi trong trẻo, được gọi là nghệ sĩ trẻ có lối ca vọng cổ độc đáo, phá phách, vượt qua những quy ước, những chuẩn mực nhứt định của sân khấu cải lương.
Lối ca vọng cổ dài hơi lạ lẫm đó khiến cho khán giả tò mò muốn biết Phượng Hằng dấu cách lấy hơi làm sao mà có thể ca dài hơi như vậy, do đó khán giả tò mò đổ xô mua vé xem hát.
Thật ra văn chương của câu vọng cổ nầy và nhiều đoạn vọng cổ dài hơi khác trong tuồng kéo thụt lùi nghệ thuật viết văn chương cải lương lại hơn năm mươi năm, văn viết không dấu chấm, không dấu phết, ý nọ xen vào ý kia, thậm chí nhai đi nhai lại một ý, chỉ nhờ vào cái nét lạ ca dài hơi của Phượng Hằng mà đoàn hát cải lương Trung Hiếu ăn khách được một thời gian.
Sau đó đoàn hát ngưng hoạt động, Phượng Hằng hát cho đoàn hát khác, làn hơi vẫn trong trẻo nhưng lối ca của Phượng Hằng có nghệ thuật điêu luyện hơn nhiều so với thời gian cô hát tuồng Vụ Án Mã Ngưu.
Nữ nghệ sĩ Phượng Hằng, tên thật là Dương thị Phượng Hằng, sanh năm 1967, quê ngoại ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Cha cô là người Việt gốc Hoa, vì mê cải lương mà ông theo đoàn hát Tỷ Phượng của Bầu Hề Tỵ.
Đoàn hát đến Nam Vang, ông làm quen với một cô gái bán cá người Việt, kết thành chồng vợ, sanh được hai con là Phượng Mai và Minh Tiến.
Đoàn hát Tỷ Phượng ngưng hoạt động, ông và vợ con gia nhập đoàn hát Tinh Hoa của bà Bầu Mười Cơ, Phượng Hằng được sinh ra tại gánh hát nầy.
Phượng Hằng lớn lên trong khi cha mẹ theo gánh hát, mẹ cô lo phục trang cho gánh hát nên từ lúc còn nhỏ Phượng Hằng đã được ở lẩn quẩn bên cánh gà, xem các nghệ sĩ trong đoàn hát. Khi được 7, 8 tuổi, Phượng Hằng đã thuộc tuồng các vai Nghi Xuân, Tấn Lực, Tôn Văn, Tôn Võ do các anh chị Phượng Mai và Minh Tiến dạy.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Phượng Hằng 8 tuổi đã đóng được những vai đào con, kép con. Lúc đó chị của cô là nữ nghệ sĩ Phượng Mai 18 tuổi, anh là nghệ sĩ Minh Tiến 16 tuổi, cả hai đều là diễn viên quan trọng trong đoàn hát.
Năm 16 tuổi (1983 ), Phượng Hằng rời đoàn hát Tinh Hoa, lần lượt gia nhập các đoàn hát Tây Ninh 3, đoàn Hương Dạ Thảo, đoàn Phương Bình, đoàn Hậu Giang 1, hát chung với các danh ca Minh Cảnh, Phương Bình, Linh Vương,…
Sau năm 1975, rộ lên lối ca vọng cổ dài hơi ở thành phố mà người thành công là nghệ sĩ Giang Châu trong tuồng Tìm Lại Cuộc Đời của đoàn cải lương Saigon 2. Các nghệ sĩ ca vọng cổ dài hơi hấp dẫn được khán giả bình dân ở các thành phố và nông thôn. Phía các nữ nghệ sĩ ca vọng cổ dài hơi có Thanh Kim Huệ, Bình Trang, Linh Huệ, CẨm Tiên, Phượng Hằng. Phía nam nghệ sĩ ca dài hơi có Minh Cảnh, Giang Châu, Linh Vương, Tuần Kiệt, (sau đổi nghệ danh là Châu Thanh).
Năm 1987, Phượng Hằng gia nhập gánh hát cải lương Trung Hiếu, cùng với nghệ sĩ Châu Thanh hợp thành một đôi diễn viên ca vọng cổ dài hơi ăn khách nhất trong những năm 87, 88.
Cách ca vọng cổ dài hơi của Phượng Hằng rất độc đáo, cô ca nhồi từng chữ, có chữ kéo dài rồi luyến láy trầm bỗng, khi thì giọng ca cao vút, lúc lại ngọt ngào, nghe rất lạ tai. Khi cô ca vô vọng cổ hay dứt câu ca thường được khán giả vổ tay khen thưởng.
Nữ nghệ sĩ Phượng Hằng cho biết là cô đã phải tập luyện cách giữ hơi, sắp nhịp, kỹ thuật luyến láy để giữ đúng ý văn của soạn giả. Ngoài làn hơi thiên bẩm và sự rèn luyện công phu, Phượng Hằng còn phải đặt tác giả viết riêng cho Phượng Hằng những câu vô vọng cổ ít nhất trăm chữ, phù hợp với nhân vật và câu chuyện tuồng.
Một số khán giả và nghệ sĩ không tán thành lối ca vọng cổ dài hơi vì cho là cách ca đó phá tính chất chân phương và mùi mẫn của bài vọng cổ. Có những nghệ sĩ không đủ hơi, không luyện tập, thấy lối ca dài hơi ăn khách nên bắt chước ca dài hơi như không đủ hơi nên ca không rõ chữ, ca như tụng kinh, chẳng câu cú, chấm, phẩy gì cả, cố ca nhét nhiều chữ mà không cần văn phạm, ý nghĩa văn học. Những nghệ sĩ nầy làm cho khán giả có dị ứng khó chịu khi nghe ca vọng cổ dài hơi.
Lớp nghệ sĩ ca dài hơi để ấn tượng tốt cho người nghe chỉ có mấy tên tuổi : Minh Cảnh, Giang Châu, Thanh Kim Huệ, Linh Vương, Châu Thanh, Phượng Hằng, Cẩm Tiên. Sau khi rời đoàn hát Trung Hiếu, nũ nghệ sĩ Phượng Hằng hát cho đoàn cải lương Kiên Giang, mang lại nhiều doanh thu cho đoàn hát. Đoàn Kiên Giang lưu diễn nhiều vùng ở sâu và xa nên Phượng Hằng có dịp sống giữa không khí trong lành của vùng quê và tình cảm chân thành của khán giả nông thôn.
Phượng Hằng được mời về cộng tác với đoàn hát Trần Hữu Trang. Ngoài giọng ca thiên phú và kỹ thuật ca ngày càng điêu luyện, Phượng Hằng bỏ lối ca dài hơi theo lối ca ở đoàn Trung Hiều, cô hoàn thiện kỹ thuật ca, ca rõ chữ, giữ mạch văn làm nổi bậc nội dung câu vọng cổ nên nhanh chóng tiến bộ trong nghệ thuật diễn xuất. Cô thủ vai Bà Mẹ trong vở Hoa Đất và đoạt được huy chương vàng xuất sắc của giải Trần Hữu Trang.
Phượng Hằng đã thành công nhiều trên lãnh vực vidéo cải lương và có những vai hát để đời như vai Thắm trong vở Bông Ô Môi, vai chị Út trong Sóng Vàm Sông Hậu. Năm 1992 Phượng Hằng được Huy Chương Vàng Giải Trần Hữu Trang. Năm 1996, Phượng Hằng được huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Trần Hữu Trang.
Về gia đình thì Phượng Hằng kết hôn với kịch sĩ Hiền Phương và có được hai con : Bé Phương Lan và bé Thiện Phúc., vì con còn nhỏ nên Phượng Hằng không theo các đoàn hát diễn xa mà chỉ tham gia các chương trình cải lương tổ chức hát ở rạp Hưng Đạo.
Giọng ca vọng cổ trong trẻo, mượt mà và sắc đẹp dịu dàng của Phượng Hằng ngày thêm có sức hút mảnh liệt khiến cho ngôi sao sân khấu Phượng Hằng có nhiều dịp được các bầu show mời cô trổ tài trên sân khấu và các chương trình cải lương truyền hình.
Tải nhạc miễn phí của nghệ sĩ, ca sĩ Phượng Hằng Mp3 chất lượng - Nghe Nhạc - tại NhacHayVn.Net, Tải nhạc của nghệ sĩ, ca sĩ Phượng Hằng chúc bạn nghe nhạc vui vẻ
NhacHayVn.Net rất hân hạnh được phục vụ các bạn, cảm ơn các bạn đã đến với NhacHayVn.Net!. Tải nhạc hot của nghệ sĩ, ca sĩ Phượng Hằng MP3 tốc độ cao - Tải Nhạc Về Máy - tại đây, Tải nhạc của nghệ sĩ, ca sĩ Phượng Hằng cảm ơn bạn đã ghé thăm website NhacHayVn.Net.
NhacHayVn.Net rất hân hạnh được phục vụ các bạn, cảm ơn các bạn đã đến với NhacHayVn.Net!. Tải nhạc hot của nghệ sĩ, ca sĩ Phượng Hằng MP3 tốc độ cao - Tải Nhạc Về Máy - tại đây, Tải nhạc của nghệ sĩ, ca sĩ Phượng Hằng cảm ơn bạn đã ghé thăm website NhacHayVn.Net.